Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Quân Vương Bất Diệt tập 4 vẫn như đang kéo dài trailer: Lee Min Ho cưỡi bạch mã đưa Kim Go Eun đến Đại Hàn Đế Quốc

Trong tập 4 The King: Eternal Monarch ( Quân Vương Bất Diệt ), đ úng vào ngày Tae Eul ( Kim Go Eun ) nhận lại được thẻ cảnh sát, Lee Gon đã cùng Maximus quay lại Đại Hàn Dân Quốc. Thế nhưng không thể ở lại được lâu, sau khi trả nợ và gặp lại người mà mình muốn gặp, Lee Gon ( Lee Min Ho ) đã quyết định sẽ quay lại thế giới của mình. Để thuyết phục cô nàng cảnh sát tin về sự tồn tài của Đại Hàn Đế Quốc cùng mối lương duyên của cả hai người, vị hoàng đế của chúng ta cuối cùng đã đưa Tae Eul đến với thế giới của mình.

Lee Gon trở lại để tìm gặp Tae Eul.

Anh đã đưa cô đi đến thế giới của mình.

Seo Ryung ( Jung Eun Chae ) đã tìm đến hoàng cung để gặp Lee Gon sau khi đánh hơi được chuyện vị hoàng đế của chúng ta dường như đã biến mất. May mắn thay Lee Gon đã kịp biên dịch trở về trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Thế nhưng trái với kì vọng của vị quân vương, Jo Young ( Woo Do Hwan ) không hề vui mừng mà lại tỏ ra bực bội, giận dỗi và lườm nguýt bạn thân trong khi thượng cung Noh chỉ quan tâm về các cúc áo kim cương bị mất. Bên cạnh đó, anh chàng đã tìm đến lễ tang cha của một người bạn trước đây để đính chính các tin đồn đang lan rộng cũng như tìm người đại thúc để tra hỏi về cái chết của Lee Rim được xác định là do tai nạn trước đó.

Lee Gon trở về kịp lúc Seo Ryung đến để vạch trần sự biến mất của vị quân vương.

Jo Young thì liên tục lườm nguýt trong khi thượng cung Noh chỉ lo đến số cúc áo bị mất.

Lee Min Ho đến tang lễ để dập tắt các tin đồn vệ sự biến mất của anh.

Đồng thời tìm gặp người thúc của mình để tra hỏi về cái chết của Lee Rim.

Ở thế giới song song, sự rời đi đột ngột của Lee Gon đã khiến Tae Eul ( Kim Go Eun ) suy nghĩ lại về những cuộc trò chuyện của cả hai từ trước đến nay. Bên cạnh đó, cô nàng cũng có những tiến triển mới về vụ án của mình trong đó có thể nhắc đến việc bắt được Kim Su Jin, một đối tượng được liệt vào diện tình nghi.

Tae Eul luôn nhớ về Lee Gon.

Cô nàng đã gặt hái được chút thành công trong việc điều tra vụ án.

Trong khi đó, Kang Shin Jae gặp rắc rối với người mẹ nghiện bài bạc của mình.

Trở về chưa được bao lâu, Lee Gon và Tae Eul đã bắt đầu nhớ thương đối phương. Bị rớt mất thẻ cảnh sát, Tae Eul đã được cấp thẻ mới đúng với cái mà Lee Gon đã giữ được từ khi còn nhỏ. Tờ tiền mà Tae Eul tịch thu trước đây cũng được bên pháp y chứng nhận là tiền thật. Ngày càng bị thuyết phục trước giả thuyết về thế giới song song, cô nàng quay lại rừng trúc với hi vọng được gặp lại “Kim phân” một lần nữa. Cùng lúc đó ở thế giới bên kia, hiện tượng kì bí một lần nữa lại xảy ra khi mà thời gian dừng lại trước mắt của Lee Gon trong khi vai của anh chàng cũng bắt đầu đau khi có sấm chớp.

Tờ tiền có in mặt Lee Gon trên đó được chứng minh là thật.

Tae Eul bị mất thẻ cảnh sát và phải đi làm lại. Thẻ mới của cô nàng y hệt với chiếc thẻ mà Lee Gon giữ.

Thời gian tiếp tục dừng lại lần thứ 2 ngay trước mắt Lee Gon.

Vai của vị quân vương xuất hiện những vệt kì lạ khi trời nổi sấm.

Ở tập 4 Quân Vương Bất Diệt, khán giả cũng đã được chứng kiến mối liên kết giữa hai thế giới khi mà Jo Young và Eun Seop bỗng dưng bất ngờ đều bị bỏng tay dù chỉ có 1 trong tiếp xúc với nước nóng. Việc thời gian bị dừng lại cũng bị Lee Rim ở thế giới bên kia cảm nhận được và đặc biệt là hắn ta suốt nhiều năm qua cũng chưa từng già đi.

Lee Rim cũng có thể cảm nhận được thời gian ngừng lại.

Jo Young và Eun Seop đều có chung cảm giác dù chỉ 1 trong hai tiếp xúc với đồ nóng.

Quân Vương Bất Diệt sẽ chính thức phát sóng vào 20h00 (giờ Việt Nam) thứ 6, thứ 7 hàng tuần trên kênh truyền hình SBS và Netflix với phụ đề tiếng Việt khoảng 1 tiếng sau đó.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu

Dù bản thân virus corona không phân biệt người nào có thể bị nhiễm, người nào không, nhưng đại dịch COVID-19 chắc chắn không thể làm xê dịch cán cân giàu – nghèo. Trong cùng thời điểm 22 triệu người Mỹ mất đi công ăn việc làm, khối tài sản của tầng lớp tỷ phú Mỹ vẫn tăng đều đặn 10% - hoặc tăng thêm 282 tỷ USD so với con số  ước tính vào đầu tháng 3. Tổng số tài sản ròng của các "đại gia" này hiện đã lên đến con số 3,229 nghìn tỷ USD.

Cú sẩy chân của thị trường chứng khoán vào đầu đại dịch có thể gây chút hoang mang cho túi tiền của phiên dịch các tỷ phú – ví dụ, tài sản ròng của ông trùm Amazon, Jeff Bezos, đã tụt xuống mức 105 tỷ USD vào ngày 12/3. Nhưng rồi chuyện đâu lại vào đấy: đến ngày 15/4, tài sản ròng của ông đã tăng thêm 25 tỷ USD. Eric Yuan, nhà sáng lập và CEO của Zoom, là một trong số ít các nhà phát tiển chứng kiến khối tài sản ròng tăng đều đặn kể cả khi thị trường gặp rắc rối, và hiện nay, tài sản ròng của ông đã lên mức 2,58 tỷ USD.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu - Ảnh 1.

Những " kẻ hưởng lợi từ đại dịch " – theo cách gọi của một báo cáo từ Viện nghiên cứu chính sách Mỹ  - chỉ là một mảnh nhỏ của bài toán bất bình đẳng giàu có tại Mỹ. Kể từ năm 1980, các khoản thuế được chi trả bởi các tỷ phú, vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của khối tài sản mỗi người sở hữu – đã giảm đến 79%.

" Chúng ta đang nói về những vị tỷ phú từ thiện chia sẻ 0,0001% tài sản của họ với cộng đồng trong khủng hoảng, nhưng trên thực tế, họ đã lợi dụng luật thuế để giảm thuế cho chính mình trong hàng thập kỷ - số tiền đó lẽ ra đã có thể được dùng vào xây dựng nên hệ thống y tế công tốt hơn " – Chuck Collins, giám đốc Chương trình Bất bình đẳng và Lợi ích chung tại Viện nghiên cứu chính sách Hoa Kỳ nói. Ông còn là đồng tác giả của bản báo cáo mang tiêu đề "Billionaire Bonanza 2020: Wealth Windfalls, Tumbling Taxes, and Pandemic Profiteers".

Viện nghiên cứu chính sách này từng đưa ra bản báo cáo Billionaire Bonanza đầu tiên vào năm 2015; kể từ đó, báo cáo đã tiếp tục đánh giá tình hình bất bình đẳng giàu nghèo tại Mỹ, mỗi năm lại tập trung vào những yếu tố cụ thể khác nhau (ví dụ, bản báo cáo năm 2018 nói về những đế chế giàu có). Bản báo cáo năm nay nói về các tỷ phú hưởng lợi từ đại dịch virus corona. Để đưa ra các số liệu và kết luận, Collins và các đồng tác giả khác đã nghiên cứu danh sách tỷ phú thế giới thường niên của Forbes, cũng như các danh sách theo dõi hàng ngày từ cả Forbes và Bloomberg.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu - Ảnh 2.

Forbes phải chọn ra thời điểm để lấy số liệu tài sản ròng cho danh sách của họ, và họ đã chọn ngày 18/3; danh sách được hoàn thành vào ngày 7/4. " Chúng tôi ngay lập tức nghiên cứu nó và nhận ra rằng, mới chỉ 3 tuần sau thôi, câu chuyện đã thay đổi nhanh chóng " – Collins nói. " Đại dịch thực sự ảnh hưởng đến các tỷ phú; tài sản của họ giảm so với năm ngoái nếu xét trên toàn cầu, và nếu xét ở Mỹ, chỉ trong 3 tuần, họ đã vượt qua được số tài sản tích lũy năm ngoái và hiện đang hướng đến những cột mốc mới ".

Ví dụ về sự bất bình đẳng trong thời buổi đại dịch này còn một lần nữa nhấn mạnh một số quan điểm mà viện nghiên cứu từ lâu đã đưa ra về hố sâu bất bình đẳng và chúng đã ăn sâu vào xã hội ra sao. " Bất bình đẳng là tình trạng đã tồn tại sẵn của nước Mỹ " – Collins nói. " Khi đại dịch xảy ra, xã hội đã rất phân cực rồi, và không may là chúng ta không hề muốn sau khi đại dịch kết thúc, tình hình càng phân cực hơn nữa ".

Một phát hiện quan trọng của báo cáo là sau khủng hoảng kinh tế 2008, chưa đầy 30 tháng sau, tài sản của giới tỷ phú đã trở lại mức trước khủng hoảng. Tài sản của họ nhanh chóng vượt qua mức trước 2008. Nhưng đến năm 2019, tầng lớp trung lưu ở Mỹ thậm chí vẫn chưa thể hồi phục đến mức tài sản ròng của họ vào năm 2007. " Mọi người đối phó với đại dịch với tình trạng kinh tế vẫn bị ảnh hưởng từ sau cuộc đại khủng hoảng " – ông nói.

Để giải quyết vấn đề, các tác giả kêu gọi thiết lập một Ủy ban Giám sát Trục lợi Đại dịch, một Đạo luật Minh bạch Doanh nghiệp nhằm ngăn chặn hoạt động che giấu tài sản, và một khoản Phụ thuế Thu nhập Triệu phú khẩn cấp 10%, cùng nhiều hành động khác.

Collins đặc biệt thích ý tưởng về một kế hoạch Kích thích Từ thiện, một kế hoạch có thể giúp chuyển khoảng 1,2 nghìn tỷ USD vốn đang không được sử dụng trong các tổ chức tư nhân, và khoảng 120 triệu USD khác trong các quỹ tư vấn, đến tay những người đang thực sự cần. Các tổ chức tư nhân hiện được đề nghị phải trả chỉ 5% thuế mỗi năm, và số tiền đó có thể bao gồm cả chi phí hoạt động; trong khi đó các quỹ tư vấn thì không cần, do đó không có gì khích lệ họ chuyển tiền đến các tổ chức từ thiện đang cần cả.

" Các nhà tài trợ giàu có đã tận dụng các điều khoản giảm thuế, và nay thì tiền cứ nằm yên ở đó… Nếu họ đang dành tiền cho một ngày mưa, thì họ nên nhìn ra ngoài cửa sổ. Trời đang mưa rất nặng hạt " – ông nói. " Đã đến lúc hoàn thành phần thứ hai của lời hứa. Họ đã được giảm thuế; bây giờ hay chuyển tiền đến các tổ chức từ thiện cộng đồng đang hoạt động để giải quyết các vấn đề cấp bách, những tổ chức đang lo ngại sẽ phải đóng cửa vì thiếu kinh phí …"

Một số tỷ phú đã hiến tặng những khoản tiền lớn trong quãng thời gian diễn ra đại dịch, nhưng Collins nói chúng ta không thể cho phép những hành động từ thiện đó khiến người ta quên đi sự bất bình đẳng. " Từ thiện thực sự không phải là một sự thay thế cho một hệ thống thuế công bằng, và một mạng lưới an toàn công cộng được tài trợ đầy đủ " – ông nói.

Đối với hàng triệu người Mỹ đang chật vật kiếm tiền trả các khoản nợ, mua sắm thức ăn, và cố gắng sống sót qua đại dịch, Collins nói rằng đại dịch đã cho thấy sự thật đau lòng về một xã hội bất bình đẳng. Nhưng ông cũng thấy rằng quãng thời gian này như một sự thức tỉnh. " Điều tốt là hầu hết mọi người đều hiểu. Họ thực sự hỗ trợ các chính sách công có thể đưa chúng ta theo một hướng đi mới ", như thuế đối với người giàu, hay thuế thừa kế lũy tiến, hoặc thậm chí là mức lượng tôi thiểu 15 USD đối với các nhân viên tạp hóa và những người lao động khác. " Các chính trị gia của chúng ta có thể nắm bắt được công chúng khi tìm cách giải quyết tình trạng bất bình đẳng này ".

Tham khảo: FastCompany

Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 19, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Chỉ thị nêu rõ:

Dịch bệnh COVID-19 đã lan rộng trên toàn thế giới, làm hàng triệu người mắc, hàng trăm ngàn người tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Sau 3 tuần thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch, tiếp tục kiểm soát, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, điều trị khỏi đa số người mắc và chưa có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát vẫn ở mức cao, ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân.

Nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, nguyên tắc, phương châm:

a) Thống nhất nhận thức và hành động, quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề dịch thuật cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm với sự quản lý cụ thể của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các điều kiện cụ thể;

b) Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch;

c) Kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch đồng thời với việc làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong; phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan;

d) Được nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch đã thực hiện phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn.

2. Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp:

a) Người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện;

b) Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.

c) Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trí, nhà hàng, quán ăn…) trừ các cơ sở nêu tại điểm c mục 2 trên đây, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

đ) Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa tay cho hành khách.

Riêng đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành hàng không, bảo đảm an toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.

e) Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.

g) Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.

h) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.

3. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đề xuất của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

4. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài chỉ đạo thực hiện các biện pháp quy định tại mục 2 nêu trên, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ, bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, địa bàn có nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguy cơ:

- Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

c) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức nguy cơ thấp:

- Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

d) Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao trên địa bàn và chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Y tế tập trung chỉ đạo:

a) Kịp thời phát hiện, cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch; ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, xác định các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.

b) Tổ chức phân luồng, phân tuyến điều trị hợp lý ngay từ khâu tiếp đón bệnh nhân, phòng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở y tế, bảo đảm an toàn đối với cán bộ y tế, người tham gia phòng, chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, các đối tượng yếu thế.

c) Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải.

6. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm việc hạn chế nhập cảnh; kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh; tất cả các trường hợp được nhập cảnh phải thực hiện cách ly theo quy định.

7. Các Bộ: Quốc phòng, Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tiếp tục tổ chức tốt việc thực hiện cách ly, cải thiện điều kiện sinh hoạt tại các cơ sở cách ly tập trung.

8. Các Bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tại các cơ sở và hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.

9. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh, làm việc, học tập trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử và kinh tế số.

10. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch, kể cả xử lý hình sự (nếu có).

11. Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó:

a) Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan tập trung, khẩn trương thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu với các nước EVFTA; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, hàng hóa, nhất là các hàng hóa có lợi thế và tiềm năng xuất khẩu để triển khai ngay sau khi các nước dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại.

b) Tiếp tục rà soát, bảo đảm nguồn cung và vận chuyển, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu.

c) Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, có các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng, nhất là thương mại điện tử, hệ thống bán lẻ, đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống; dần từng bước mở lại du lịch nội địa.

d) Chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án khởi động lại các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo nguyên tắc an toàn phòng, chống dịch.

12. Các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

13. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác, tích cực tham gia phòng, chống dịch.

14. Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này.

Bùng nổ trên đất Thái, Công Phượng và Quang Hải giúp thầy Park tìm ra vũ khí "hủy diệt"

Loạt bài "90 phút phi thường" là nơi để người hâm mộ cùng nhớ lại những màn trình diễn xuất sắc, ghi lại dấu ấn đậm nét của các tuyển thủ Việt Nam, từ các đàn anh như Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Vinh, Thành Lương... đến những Quang Hải, Công Phượng, Đoàn Văn Hậu...

Trận đầu tiên dẫn dắt ĐT Việt Nam của HLV Park Hang-seo là gặp Afghanistan cuối năm 2017. Thời điểm đó, thầy Park chưa có nhiều thời gian làm quen và ông gần như sử dụng nguyên bộ khung cũ. Phải đến M-150 Cup trên đất Thái Lan, nhà cầm quân người Hàn Quốc mới bắt tay vào xây dựng U23 Việt Nam dựa trên sơ đồ 3 trung vệ.

Hầu hết các đội bóng V.League không chơi theo sơ đồ này. Rất nhiều thứ khiến các cầu thủ bỡ ngỡ, từ cách di chuyển, phối hợp hay kèm người, cắt bóng. Lần đầu tiên thầy Park áp dụng 3-4-3 là cuộc đọ sức với U23 Myanmar.

Đây là đối thủ không quá mạnh trong khu vực Đông Nam Á. Song lối chơi quyết liệt với những pha đánh biên tốc độ của họ từng nhiều lần khiến lứa Công Phượng ôm hận như ở Cúp Hassanal Bolkiah 2014 hay bán kết SEA Games 2015.

Rất nhiều ý kiến nghi ngờ về kế hoạch của thầy Park. Sau M-150 Cup là VCK U23 châu Á. Chuẩn bị một lối chơi lạ lẫm, đưa nhiều cầu thủ vào vì trí chưa từng thử sức quả là nước cờ mạo hiểm. Thật may mắn, trong một ngày đẹp trời, song tấu Công Phượng- Quang Hải đã có màn trình diễn đặc biệt xuất sắc để tiếp thêm niềm tin cho thầy Park.

Phút thứ 11, Công Phượng nhận bóng trước vòng cấm Myanmar. Tiền đạo xứ Nghệ ngoặt bóng sang bên trái, động tác của anh khiến toàn bộ hàng thủ đối phương bị hút theo. Bất thình lình, Phượng đối hướng và đẩy trái bóng cho Quang Hải đang đợi sẵn bên cánh phải. Ở vị trí lý tưởng trong vòng cấm, Hải "con" cứa lòng hoàn hảo mở tỉ số trận đấu.

Bùng nổ trên đất Thái, Công Phượng và Quang Hải giúp thầy Park tìm ra vũ khí hủy diệt - Ảnh 2.

Quang Hải khiến U23 Myanmar choáng váng

  9 phút sau, vẫn là Hải-Phượng phối hợp tinh tế đem đến bàn thắng thứ hai. Nhận đường chuyền của Quang Hải, Công Phượng khéo léo nhả bóng và di chuyển để tạo ra khoảng trống trước vòng cấm. Hải chớp thời cơ tung cú đá uy lực và hiểm hóc nhân đôi cách biệt. Những cú đá "cầu vồng" kiểu như thế sau này còn được Hải tái hiện rất nhiều lần trong màu áo U23 và ĐTQG.

Sang hiệp hai, Công Phượng tiếp tục cho thấy khả năng kiến thiết tài tình. Phút 64, anh châm ngòi cho đợt lên bóng nhanh của U23 Việt Nam. Người kết thúc là Phan Văn Long, tỉ số được nâng lên 3-0. Ít phút sau, đến lượt Bùi Tiến Dụng uy hiếp khung thành đội bạn sau đường chuyền từ chân Công Phượng.

Liên tục trong các biên dịch phút tiếp theo, lần lượt Văn Long rồi Văn Thanh được Phượng đưa vào thế đối mặt với thủ môn Myanmar. Chỉ tiếc các cú dứt điểm lại không đủ độ sắc bén để biến thành bàn thắng.

Sau nhiều lần mồi bóng cho đồng đội, cuối cùng đến phút 69 Công Phượng đã trở thành nhân vật chính trong một tình huống tấn công. Nhận bóng bên cánh phải, tiền đạo xứ Nghệ dứt điểm chéo góc ấn định chiến thắng 4-0 nghiêng về U23 Việt Nam.

Bùng nổ trên đất Thái, Công Phượng và Quang Hải giúp thầy Park tìm ra vũ khí hủy diệt - Ảnh 3.

Công Phượng-Quang Hải trở thành trụ cột U23 và ĐT Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo.

Khi trận đấu khép lại, HLV người Đức Gerd Zeise của U23 Myanmar thừa nhận mình hoàn toàn bị bất ngờ trước sơ đồ 3-4-3 mà U23 Việt Nam áp dụng. Đội bóng dưới quyền ông hoàn toàn mất phương hướng và vỡ trận. HLV Park Hang-seo lại rất khiêm tốn cho rằng trận đấu chỉ mang tính chất giao hữu và kết quả không nói lên tất cả.

Nhưng sâu trong lòng, vị chiến lược gia từng nếm trải vô số thăng trầm trong sự nghiệp hiểu rằng cách chơi mới hoàn toàn có thể thành công với U23 và ĐT Việt Nam. Phần còn lại là lịch sử, trong 2 năm 2018-2019, sơ đồ 3 trung vệ đóng vai trò nền tảng trong hàng loạt kỳ tích, biến HLV Park Hang-seo thành HLV trưởng thành công nhất lịch sử ĐT Việt Nam.

Cup M150: U23 Việt Nam 4-0 U23 Myanmar



Giật mình hình ảnh bụi bẩn, nấm mốc đóng thành tảng siêu dày trong lớp học vì quá lâu không có học sinh

Sau khi thực hiện chỉ đạo nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều địa phương có khả năng lây lan dịch Covid-19 ở nguy cơ thấp đã chính thức cho học sinh một số khối lớp đi học trở lại. Cụ thể trong tuần qua, 8 địa phương (Cà Mau, Thái Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Yên Bái, Hải Dương, Hải Phòng, Phú Thọ) đã tổ chức cho học sinh bậc THCS, THPT hoặc học sinh cuối cấp quay lại trường.

Cũng từ đây, rất nhiều những hình ảnh độc đáo về lớp học đã được các bạn học sinh chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nổi bật nhất, phải kể đến bức ảnh lớp bụi và nấm mốc siêu dày trên bàn ghế của một số trường học được các bạn học sinh ghi lại rất nghệ thuật, nhìn xa xa trông giống như một thảm thực vật đẹp mắt nhưng lại gần thì mới hết hồn nhận ra phải đi dọn dẹp ngay.

Bức ảnh bụi bẩn và nấm mốc đóng thành lớp dày trên bàn học được các bạn học sinh chia sẻ sau khi quay trở lại trường. (Nguồn: Trường Người Ta)

Dưới phần bình luận, một số hình ảnh tương tự cũng được các bạn học sinh chia sẻ. (Nguồn: dịch thuật Trường Người Ta)

Có lẽ, do thời gian nghỉ dịch Covid-19 quá lâu, lớp học không có sự vệ sinh và lau dọn thường xuyên cộng với thời tiết nồm ẩm nên tình trạng trên đã xảy ra. Chính vì vậy, nhiều trường học trên cả nước đã tiến hành cho lao công và các bạn học sinh đến trường lao động, lau chùi, quét dọn lớp học, bàn ghế sạch sẽ trước khi quay trở lại trường.

Hình ảnh độc đáo ngay sau khi chia sẻ đã mau chóng gây xôn xao cộng đồng mạng, nhiều người bày tỏ sự lo lắng không biết rằng lớp học của mình có giống như thế không, một số người lại cảm thấy may mắn vì có nhân viên vệ sinh dọn dẹp trường lớp thường xuyên trong mùa dịch.

Tài khoản H.T chia sẻ: "Nhìn cảnh này mà nghĩ đến lúc phải dọn vệ sinh trước khi vào lớp, chưa gì đã cảm thấy buồn rồi."

"Hôm nay vừa mới cùng cả lớp đến trường dọn dẹp, may mắn là lớp mình vẫn sạch sẽ lắm chứ nhìn cảnh này chắc phải đeo mấy lớp khẩu trang.", bạn M.N cho hay.

Bạn N.D bình luận: "Lúc đầu mới đến mình còn tưởng trường trồng cây mới cơ."

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Công bố lịch phát hành mới của 8 "bom tấn" Phase 4 Marvel: The Eternals toàn sao khủng nhưng Doctor Strange 2 mới đáng quan tâm nhất!

Ngay từ thời điểm hình thành, Vũ trụ điện ảnh Marvel đã được nhóm lại thành từng giai đoạn (phase). Ngay sau khi Phase 3 kết thúc với Spider-Man: Far From Home (Người Nhện Xa Nhà), một giai đoạn mới của MCU đã mở ra. Những siêu anh hùng "cầm trịch" Phase 4 không còn là Iron Man, Captain America, mà là những cái tên mới.

1. Black Widow (6/11/2020)

Định ra mắt vào dịp nghỉ lễ Quốc tế Lao động nhưng do dịch COVID-19, Black Widow buộc phải trì hoãn xuống cuối năm. Scarlett Johansson đã đóng Natasha Romanoff từ Iron Man 2 dịch thuật vào năm 2010, nhưng phải gần một thập kỷ, sau cái chết của cô ở Endgame, Marvel Studios mới quyết định cho nhân vật này "ra riêng".

Black Widow FINAL TRAILER

Ngôi sao Scarlett Johansson vẫn đảm nhiệm vai trò Góa Phụ Đen. Florence Pugh thủ vai Yelena Belova - một người chị em cùng chiến đấu với Black Widow. Ngoài ra phim còn có sự tham gia của David Harbour trong vai Red Guardian - siêu chiến binh Nga đối đầu với Captain America.

Lịch phát hành mới của 8 bom tấn Phase 4 của Marvel: The Eternals toàn sao khủng nhưng Doctor Strange 2 mới đáng quan tâm nhất! - Ảnh 2.

2. The Eternals (2/2/2021)

The Eternals là dự án cực kì quan trọng, được chủ tịch Marvel Kevin Feige khẳng định sẽ "định hình lại và thay đổi MCU". Phim có đến 9 nhân vật chính, được thủ vai bởi toàn những tên tuổi đình đám như Angelina Jolie , Richard Madden , Kit Harington , Don Lee... Phim cũng bị lùi lịch vì COVID-19.

Lịch phát hành mới của 8 bom tấn Phase 4 của Marvel: The Eternals toàn sao khủng nhưng Doctor Strange 2 mới đáng quan tâm nhất! - Ảnh 3.

3. Shang-Chi and the Legend of the Ten Rings (7/5/2021)

Marvel đã thuê David Callaham để viết kịch bản Shang-Chi - bộ phim siêu anh hùng đầu tiên của hãng có vai chính diện là người châu Á. Shang-Chi là một bậc thầy kungfu được huấn luyện để trở thành sát thủ từ nhỏ, nhưng đã quay lưng lại với gia đình hắc ám của mình và trở thành một người hùng chính nghĩa. Nam diễn viên gốc Hoa Simi Liu được lựa chọn vào vai Shang-Chi trong khi Lương Triều Vỹ đóng kẻ phản diện Mandarin.

Lịch phát hành mới của 8 bom tấn Phase 4 của Marvel: The Eternals toàn sao khủng nhưng Doctor Strange 2 mới đáng quan tâm nhất! - Ảnh 4.

4. Spider-Man 3 (5/11/2021)

Spider-Man: Far From Home chính là một bước tiến quan trọng để mở ra phần phim thứ ba trong loạt phim Spider-Man. Đồng thời, bộ phim giới thiệu một phản diện cực hùng mạnh vào MCU: Sinister Six (hội kín 6 ác nhân). Nhiều người kì vọng hội phản diện này sẽ được xuất hiện và làm mưa làm gió trong phần 3 của Người Nhện. Hiện tại tên chính thức và nội dung phim chưa được công bố. Dĩ nhiên, Tom Holland vẫn đóng chính bộ phim này.

Lịch phát hành mới của 8 bom tấn Phase 4 của Marvel: The Eternals toàn sao khủng nhưng Doctor Strange 2 mới đáng quan tâm nhất! - Ảnh 5.

5. Thor: Love and Thunder (11/2/2022)

Phần 4 của Thor có sự trở lại của Natalie Portman vai Jane Foster, cô đang được đồn đoán sẽ trở thành Thor phiên bản nữ. Nữ diễn viên Tessa Thompson trong vai chiến binh Valkyrie trở thành nhân vật đại diện cho cộng đồng các nhân vật LGBT trong MCU, và không thể thiếu Thần Sấm Thor – Chris Hemsworth . Phim vẫn do Taika Waititi cầm trịch.

Lịch phát hành mới của 8 bom tấn Phase 4 của Marvel: The Eternals toàn sao khủng nhưng Doctor Strange 2 mới đáng quan tâm nhất! - Ảnh 6.

6. Doctor Strange: Multiverse of Madness (25/3/2022)

Doctor Strange 2 sẽ là dự án táo bạo nhất của Marvel trong Phase 4, vì có sự liên kết giữa đa vũ trụ. Phù thuỷ tối thượng Benedict Cumberbatch sẽ chạm trán Scarlett Witch và các sự kiện trong series Wanda Vision sẽ có sự liên hệ mật thiết đến những tình tiết trong Doctor Strange phần 2.

Lịch phát hành mới của 8 bom tấn Phase 4 của Marvel: The Eternals toàn sao khủng nhưng Doctor Strange 2 mới đáng quan tâm nhất! - Ảnh 7.

7. Black Panther 2 (6/5/2022)

Black Panther thành công là vậy, còn rinh cả giải Oscar thì không có lý gì lại không có phần 2. Chadwick Boseman sẽ tái xuất với vai chính T'Challa. Một số nhân vật cũng sẽ trở lại bao gồm Letitia Wright vai Shuri, Danai Gurira vai Okoye, Lupita Nyong'o vai Nakia, và Winston Duke vai M'Baku. Ryan Coogler sẽ tiếp tục viết kịch bản và đạo diễn phần 2.

Lịch phát hành mới của 8 bom tấn Phase 4 của Marvel: The Eternals toàn sao khủng nhưng Doctor Strange 2 mới đáng quan tâm nhất! - Ảnh 8.

8. Captain Marvel 2 (8/7/2022)

Dù gây nhiều tranh cãi, Captain Marvel vẫn sẽ là nhân vật trọng điểm trong Phase 4 của Marvel. Brie Larson sẽ trở lại với vai Carol Danvers. Gần đây, xuất hiện tin đồn người từng đóng vai Superman, nam diễn viên Henry Cavill sẽ chính thức “debut” nhà Marvel bằng việc góp mặt trong Captain Marvel 2 (2022), sánh đôi cùng Brie Larson. Tuy nhiên, thông tin chưa được Marvel xác nhận.

Lịch phát hành mới của 8 bom tấn Phase 4 của Marvel: The Eternals toàn sao khủng nhưng Doctor Strange 2 mới đáng quan tâm nhất! - Ảnh 9.

Bên cạnh đó, phase 4 cũng bao gồm các dự án TV series trên Disney+ như Loki , Falcon and Winter Soldier , WandaVision, What If?...

Thăm dò ý kiến

Bạn ngóng chờ bộ phim nào nhất?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

HLV trưởng Indonesia nói hệ thống y tế nước sở tại nghèo nàn, tự quyên góp tiền và thiết bị chống dịch Covid-19 dù đang bị xem xét giảm lương

Hiện tại, ông Shin Tae-yong và 5 trợ lý của mình đã trở về Hàn Quốc cùng dịch thuật gia đình sau khi nhận thấy số ca nhiễm tại Indonesia liên tục tăng cao và những giải đấu thể thao không có dấu hiệu sẽ trở lại trong thời gian trước mắt.

"Tôi không nghe được bất kỳ thông báo chính thức nào về kế hoạch của ĐTQG, vì thế đã quyết định cùng các trợ lý của mình trở về Hàn Quốc", HLV Shin cho biết.

Gần đây, thông tin từ Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) cho biết việc giảm lương của ông Shin Tae-yong cũng như đội ngũ trợ lý trong thời gian "nghỉ dịch" đang được nghiêm túc xem xét. Chủ tịch PSSI, Mochamad Iriawan chia sẻ: "Chúng tôi đang cân nhắc cắt giảm lương của các HLV ở mọi cấp độ đội tuyển. Đây là việc làm cần thiết trong thời điểm này".

HLV trưởng Indonesia nói hệ thống y tế nước sở tại nghèo nàn, tự quyên góp tiền và thiết bị chống dịch Covid-19 dù đang bị xem xét giảm lương - Ảnh 1.

HLV Shin Tae-yong tới trao đồ bảo hộ cho bệnh viện tại Indonesia. Ảnh: Bola

Dù đang bị cân nhắc giảm lương nhưng HLV Shin vẫn có hành động khiến báo chí Indonesia hết lời khen ngợi đó là quyên góp 20.000 USD và trang thiết bị y tế cho công tác phòng dịch Covid-19.

"Tôi biết hệ thống y tế ở nhiều nơi tại Indonesia khá nghèo nàn và gặp nhiều khó khăn trong việc chống dịch. Tôi chỉ muốn giúp đỡ người dân một chút. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã hỗ trợ Indonesia bằng cách gửi những bộ xét nghiệm nhanh đến đây", HLV Shin Tae-yong nói với báo chí Hàn Quốc.

HLV trưởng Indonesia nói hệ thống y tế nước sở tại nghèo nàn, tự quyên góp tiền và thiết bị chống dịch Covid-19 dù đang bị xem xét giảm lương - Ảnh 2.

HLV Shin Tae-yong mới ký hợp đồng với LĐBĐ Indonesia.

Trai đẹp bóng rổ đều cặp với gái xinh, có người còn cưới luôn mối tình đầu sau 7 năm yêu nữa đó

Nhắc đến trai bóng rổ, đương nhiên nhiều người sẽ nghĩ đến những anh chàng cao to, sở hữu body cực chuẩn, gương mặt điển trai cùng phong cách cá tính. Chính vì cả loạt đặc điểm "ngọt nước" này, họ luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt với hội gái xinh. Và những màn bóc phốt trai bóng rổ bad boy, lăng nhăng cũng từ đây mà ra.

Nhưng bên cạnh đó, chuyện tình trai đẹp bóng rổ và gái xinh lại có một sức hấp dẫn đặc biệt với dân mạng. Thì bởi trai tài gái sắc kết hợp, ai mà không mê cho được cơ chứ!

Cặp đôi mới nhất của làng bóng rổ công khai chính là Hưng James (Nguyễn Thịnh Hưng) và Mẫn Tiên . Nếu như nàng là hot girl xinh đẹp trong "bộ ba sát thủ" đình đám một thời thì chàng cũng là hot boy rất nổi trong làng bóng rổ Việt.


Chưa biết họ quen nhau ra sao, đã yêu đương được bao lâu nhưng Mẫn Tiên cho thấy đang rất hạnh phúc với tình yêu này. Phía dưới hình ảnh công khai với bạn trai, cô nàng viết: "Never been good at trusting, but there's something 'bout him I'm in love with" (Tạm dịch: "Tôi chưa bao giờ tin tưởng dịch thuật vào tình yêu, nhưng dường như có điều gì đó ở anh ấy khiến tôi phải xiêu lòng") .


Còn Hưng James, dân tình lại vô cùng thích thú khi phát hiện ra anh chàng chơi cùng hội với nhiều gương mặt trai xinh gái đẹp Hà thành: Salim, Quỳnh Anh Shyn, Chi Pu, Bê Trần, Huyme, JVevermind, Vương Anh Ole, Trâm Anh, Justa Tee, Emily... H iện tại, bạn trai Mẫn Tiên đang chơi vị trí hậu vệ cầm bóng của CLB Cantho Catfish.


Từng làm dậy sóng cộng đồng mạng cách đây không lâu là "của hiếm" làng bóng rổ Stefan Nguyễn Tuấn Tú với chiếc drama "Gucci ong". Tuy nhiên sau khi phát hiện tất cả chỉ là sự cố trùng tên, nhiều người lại quay sang phát hờn vì anh chàng và bạn gái quá đỗi ngọt ngào.


Được biết bạn gái của Stefan là Phùng Yến Linh và cả 2 đã yêu nhau được 1 thời gian khá lâu. Anh chàng cũng chẳng ngần ngại đăng những bức hình tình cảm lên trang cá nhân hay dành những lời âu yếm cho nàng.


Hiện tại, với ngoại hình điển trai và chiều cao 1m93 đáng mơ ước, Stefan Nguyễn luôn là điểm thu hút trên sân. Sau khi chia tay Ha Noi Buffaloes ở giai đoạn giữa mùa giải 2019, Stefan Nguyễn đang là cầu thủ tự do.


Cũng công thức hot boy bóng rổ và gái xinh , Đoàn Nhất Quang - Phương Anh là một couple mới được "khai quật" gần đây. Cặp đôi đã bên nhau được 4 năm, trong đó có 2 năm yêu xa kể từ khi Phương Anh quyết định sang Úc du học.


Yêu nhau từ lúc học cấp 3 và bây giờ lại rơi vào cảnh yêu xa nên cặp đôi không tránh khỏi chuyện giận dỗi, tranh cãi. Tuy nhiên đến lúc này, Nhất Quang và Phương Anh vẫn dành trọn sự tin tưởng cho nhau và giữ được tình yêu đáng ngưỡng mộ.


Hiện tại, Nhất Quang đang là một trong những gương mặt nổi bật của đội trẻ CLB Thang Long Warriors. Anh chàng được ví như "ngôi sao mai" của CLB này.


Nói về chuyện tình yêu trong làng bóng rổ, chắc chắn không thể không nhắc đến Nguyễn Xuân Quốc - Nguyễn Tống Diệu Linh. Trong khi chàng là trai đẹp của CLB Thang Long Warriors thì nàng là thành viên của đội cheerleader Wonder Warriors .


Đều sở hữu ngoại hình nổi bật và ưa nhìn, Xuân Quốc - Diệu Linh còn được ví như cặp "tiên đồng ngọc nữ" của làng bóng rổ.


Đầu tháng 3/2019, cặp đôi đã về chung một nhà với một đám cưới hết sức lãng mạn, ngọt ngào.

Ai bảo trai bóng rổ đều là bad boy? Có người còn cưới luôn mối tình đầu sau 7 năm yêu nhau đây này - Ảnh 23.

Một gương mặt khác của làng bóng rổ cũng có chuyện tình đẹp như mơ là Horace Nguyễn (Nguyễn Horace Phúc Tâm). Anh chàng và hôn thê Jenniel Carol yêu nhau từ năm 2011, khi đó Jenniel còn là học sinh trung học và c ô nàng chính là mối tình đầu của Horace.

Ai bảo trai bóng rổ đều là bad boy? Có người còn cưới luôn mối tình đầu sau 7 năm yêu nhau đây này - Ảnh 25.

Đến cuối năm 2018, Horace đã có màn cầu hôn bạn gái cực lãng mạn tại một bãi biển ở Hawaii. Ngay sau đó Horace và Jenniel nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ người hâm mộ, thậm chí anh bạn thân Stefan Nguyễn cũng phải bày tỏ sự ghen tị.


Hiện Horace Nguyễn đang là trụ cột của CLB Danang Dragons. Tại SEA Games 30 cuối năm ngoái, Horace và Stefan cùng với đội tuyển bóng rổ Việt Nam đã giành HCĐ.